Không chỉ hứng dòng vốn ngoại, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục được hưởng một lượng tiền lớn từ các ngân hàng thương mại. Cho dù thị trường này chưa thực sự ấm lại, nhưng giới kinh doanh nhà đất cho rằng cũng có thể coi là đã có tín hiệu khả quan hơn.
Thị trường bất động sản chuyển động,
khi các trung tâm giao dịch đã hoạt động trở lại
Kênh FDI vẫn khỏe
Theo
số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) chảy vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,13 tỷ USD tăng 65%
so với cùng kỳ năm trước và chiếm 11,9% tổng vốn FDI thu hút được.
Lượng tiền FDI đổ vào nhà đất chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế
tạo.
Dự án có vốn FDI lớn được kể tên là: tổ hợp nhà ở
tại Q.Bình Thạnh (TPHCM) với số vốn đăng lý 200 triệu USD từ công ty
TNHH SunWal Việt Nam Real Estate Limited (Hồng Kong)…Đặc biệt ở khu vực
miền Trung là sự quay lại của dự án "khủng” khi tập đoàn Rose Rock của
Mỹ cam kết sẽ đầu tư vào vịnh Vũng Rô (Phú Yên) để phát triển tổ hợp du
lịch - nghỉ dưỡng với mức đầu tư khoảng 2,5 tỉ đôla Mỹ. Nhà đầu tư khác
từ Israel là Igal Ahouvi mua lại Dự án Khu du lịch Bãi Rồng tại Cam Ranh
(Khánh Hòa), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD để phát triển dưới thương
hiệu mới là Alma Resort; Công ty State Development-Moscow (Nga) cũng vừa
động thổ xây dựng Khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flowers Resort, với tổng vốn
đầu tư 1.890 tỷ đồng…
Theo các công ty tư vấn BĐS cũng
như các DN trong ngành, so với các nước khác, thị trường BĐS Việt Nam
đang ở đáy, chính vì thế lại tạo ra lợi thế thu hút nguồn vốn nước
ngoài. Đặc biệt là với với các dự án nghỉ dưỡng kèm dịch vụ giải trí.
Thời
gian này các nhà đầu tư BĐS nội đang ở giai đoạn khó khăn, một số chủ
đầu tư còn muốn sang nhượng lại dự án. Kèm với đó các tập đoàn nhà nước
đang được yêu cầu gấp rút hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành, trong
đó có phần đầu tư vào BĐS. Các nhà đầu tư ngoại có thêm nhiều động lực
để mua lại dự án để khởi công. Chưa kể, những điểm sửa đổi mới trong
Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1-7-2014 vừa qua giải quyết một loạt
bất cập của luật cũ, tạo một sân chơi công bằng cho nhà đầu tư nước
ngoài và Việt Nam, giúp các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều thuận lợi hơn
khi tham gia đầu tư vào các dự án nhà ở bán và cho thuê.
Ngân hàng âm thầm rót vốn
Còn
về phần vốn trong nước, một thông tin được coi là khá "nóng hổi”: có
tới hơn 70% vốn đầu tư kinh doanh BĐS là vốn vay ngân hàng, 65% tài sản
đảm bảo vốn vay là BĐS. Hiện tại tổng dư nợ BĐS của Việt Nam vào khoảng
262.100 tỷ đồng (tương đương khoảng 12,5 tỷ USD), chiếm 8% tổng dư nợ
của hệ thống ngân hàng.
Các ngân hàng cũng liên tiếp mở
ra các gói tín dụng ưu đãi vay mua nhà, chẳng hạn Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng (VPBank) với chương trình vay mua xây sửa chữa nhà, lãi suất
ưu đãi chỉ từ 5%/năm, thời hạn vay lên đến 30 năm, hỗ trợ tối đa tới
100% nhu cầu vay vốn. Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) triển khai
chương trình cho vay mua căn hộ thuộc tổ hợp chung cư The Sparks với lãi
suất 1,99%/năm trong năm đầu tiên, khách hàng có thể vay với số tiền
lên đến 95% giá trị căn hộ, thời hạn vay 25 năm. Trong bối cảnh thị
trường ngành xây dựng nói chung và thị trường BĐS nói riêng vẫn gặp
nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nướcN còn chỉ định 8 ngân hàng phải tham
gia vào gói liên kết 4 nhà để vực dậy thị trường. Trong đó, gói hỗ trợ
30.000 tỉ đồng để cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện
tích nhỏ tuy tốc độ giải ngân chậm nhưng cũng được coi là một nỗ lực để
vực dậy thị trường BĐS.
Nhưng thị trường đang phản ứng
như thế nào? Đã có tới hơn 4.000 giao dịch thành công ở thị trường BĐS
Hà Nội. Lượng tồn kho BĐS hiện còn 83.000 tỉ đồng đến giữa năm nay, giảm
35,4% so với quý 1/2013.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
các chuyển động trên thị trường nhà đất vẫn đang rất chậm. Thị trường
vẫn đang co mình chờ thời. Nhưng dẫu thế, giới chuyên gia BĐS cho rằng,
thị trường BĐS đang dần thay đổi, chuyển từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư
dài hạn.
Hồ Hương
|
0 comments:
Post a Comment