TP - Nhiều dự án đô thị mới của Hà Nội còn vướng
giải phóng mặt bằng các nghĩa trang, mồ mả nhưng chậm được chính quyền
quan tâm giải quyết. Điều đó làm cho không ít người mua nhà tại đây khóc
dở mếu dở…
Cư dân nhà giàu Khu đô thị Ciputra (Tây Hồ, Hà Nội) phải làm hàng xóm bất đắc dĩ bên cạnh nghĩa trang Xuân Đỉnh. Ảnh: Như Ý
Nửa đêm thắp hương, đuổi ma
Cách đây 3 năm, chị Tường Vi bỏ ra hơn 3 tỷ đồng mua căn hộ tại một dự án sát nghĩa trang Vạn Phúc (Hà Đông). Do lúc mua thị trường sốt nóng, không kịp tìm hiểu kỹ dự án nên khi về ở, vợ chồng chị Vi tá hỏa vì cửa ban công nhìn thẳng ra khu nghĩa trang.
Chị Vi chia sẻ: “Lúc mua nhà, dự án mới làm xong móng, vợ chồng chọn căn hợp tuổi, cửa sổ hướng mát chứ đâu biết sau này cửa nhà mình nhìn ra nghĩa trang. Muốn bán để mua chỗ khác nhưng đúng lúc thị trường bất động sản đóng băng nên kiếm mãi không có khách hỏi mua”.
Chị Vi nhớ lại: “Khi tôi sinh em bé, đêm đầu tiên từ viện về nhà, bé cứ khóc mãi không nín. Ông bà nội, ngoại, bố mẹ thay nhau bế, dỗ dành nhưng khiến bé càng khóc to. Nửa đêm, cả nhà phải thắp hương, đốt vía phía ban công”.
Chị Vi và gia đình không ít lần gặp cảnh trớ trêu vào dịp cuối năm, người nhà đi tảo mộ nên hương khói nghi ngút bay tận lên phòng.
“Mỗi lần có người chết, tiếng khóc ỉ ôi, hương khói, vàng mã nghi ngút. Nhà có con nhỏ nên tôi không dám cho con lại gần ban công. Cửa ban công luôn trong tình trạng then cài. Tôi phải lắp thêm rèm cửa để che tầm nhìn khu nghĩa trang”, chị Vi nói.
Tương tự, cư dân Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) đang phải làm hàng xóm với người chết khi nghĩa trang Đức Giang, Quán Tình sau nhiều năm di dời vẫn còn nhiều ngôi mộ. Anh Đặng Sơn, K2 Khu đô thị Việt Hưng nói: “Cứ ngày rằm, mùng một, vàng hương bay mù mịt tại nghĩa trang. Đêm tối, ánh sáng lập lòe của vàng mã cháy như bóng ma chập chờn bên ngoài cửa sổ. Người lớn không dám mở cửa còn trẻ con sợ ngồi thu lu trong phòng”.
Chính quyền buông xuôi
Nhiều chủ đầu tư các dự án nhà ở cho biết, về nguyên tắc trách nhiệm chính trong thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư thuộc về chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đã có tình trạng một số quận, huyện chính quyền đã ngại khó, buông xuôi, né tránh trong giải quyết triệt để các vướng mắc khi giải phóng mặt bằng, nhất là liên quan đến di dời mồ mả, nghĩa trang.
Tại quận Băc Từ Liêm, vì thành phố chưa có kế hoạch di dời nghĩa trang Xuân Đỉnh nên chủ đầu tư Khu đô thị Ciputra phải xây tường cao để tách biệt hẳn khu nghĩa trang với khu đô thị. Tuy nhiên, bức tường cao 6m tại đây cũng không làm cư dân “nhà giàu” bớt khó chịu khi hằng ngày cứ mở cửa là nhìn ra khu nghĩa trang. Anh Đình Hòa, sống tại tòa G, Ciputra cho biết: “Bỏ ra hơn 5 tỷ đồng để sống trong khu dành cho người giàu, nhưng không ngờ lại làm hàng xóm của người chết. Không biết chúng tôi phải sống chung với người chết đến bao giờ?”.
Trao đổi Tiền Phong, ông Đỗ Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Việc di dời nghĩa trang rất tốn kém và khó khăn vì liên quan đến quan niệm của người dân về vấn đề tâm linh. Hiện chúng tôi chỉ phối hợp với chủ đầu tư để chỉnh trang, đảm bảo bộ mặt cũng như dịch vụ tại nghĩa trang cho tốt”.
Còn ông Nghiêm Văn Bang, Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD), chủ đầu tư Khu đô thị Việt Hưng cho biết: “Việc giải phóng 2 nghĩa trang trong Khu đô thị Việt Hưng mất gần 10 năm chưa xong. Có những khu mộ thuộc dòng tộc, việc di dời phải có sự thống nhất của các thành viên. Khi họ chưa thống nhất, mình chưa thể di dời. Thậm chí, những gia đình có tiền, đang ăn nên làm ra nên họ nhất định không chịu chuyển phần mộ gia đình vì sợ ảnh hưởng đến làm ăn”.
Ông Bang cho biết thêm, nghĩa trang Yên Phúc (Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông) gây ảnh hưởng không nhỏ đến cư dân trong khu đô thị. “Ở nước ngoài, nhiều chung cư cao cấp vẫn xen kẽ trong khu nghĩa trang.
Tuy nhiên, nghĩa trang nước ngoài được xây dựng đẹp như công viên. Chúng tôi đề nghị thành phố nên có phương án trồng cây xanh, xây tường bao quanh nghĩa trang để người dân cảm thấy yên tâm hơn”, ông Bang nói.
Cách đây 3 năm, chị Tường Vi bỏ ra hơn 3 tỷ đồng mua căn hộ tại một dự án sát nghĩa trang Vạn Phúc (Hà Đông). Do lúc mua thị trường sốt nóng, không kịp tìm hiểu kỹ dự án nên khi về ở, vợ chồng chị Vi tá hỏa vì cửa ban công nhìn thẳng ra khu nghĩa trang.
Chị Vi chia sẻ: “Lúc mua nhà, dự án mới làm xong móng, vợ chồng chọn căn hợp tuổi, cửa sổ hướng mát chứ đâu biết sau này cửa nhà mình nhìn ra nghĩa trang. Muốn bán để mua chỗ khác nhưng đúng lúc thị trường bất động sản đóng băng nên kiếm mãi không có khách hỏi mua”.
Chị Vi nhớ lại: “Khi tôi sinh em bé, đêm đầu tiên từ viện về nhà, bé cứ khóc mãi không nín. Ông bà nội, ngoại, bố mẹ thay nhau bế, dỗ dành nhưng khiến bé càng khóc to. Nửa đêm, cả nhà phải thắp hương, đốt vía phía ban công”.
Chị Vi và gia đình không ít lần gặp cảnh trớ trêu vào dịp cuối năm, người nhà đi tảo mộ nên hương khói nghi ngút bay tận lên phòng.
“Mỗi lần có người chết, tiếng khóc ỉ ôi, hương khói, vàng mã nghi ngút. Nhà có con nhỏ nên tôi không dám cho con lại gần ban công. Cửa ban công luôn trong tình trạng then cài. Tôi phải lắp thêm rèm cửa để che tầm nhìn khu nghĩa trang”, chị Vi nói.
Tương tự, cư dân Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) đang phải làm hàng xóm với người chết khi nghĩa trang Đức Giang, Quán Tình sau nhiều năm di dời vẫn còn nhiều ngôi mộ. Anh Đặng Sơn, K2 Khu đô thị Việt Hưng nói: “Cứ ngày rằm, mùng một, vàng hương bay mù mịt tại nghĩa trang. Đêm tối, ánh sáng lập lòe của vàng mã cháy như bóng ma chập chờn bên ngoài cửa sổ. Người lớn không dám mở cửa còn trẻ con sợ ngồi thu lu trong phòng”.
Chính quyền buông xuôi
Nhiều chủ đầu tư các dự án nhà ở cho biết, về nguyên tắc trách nhiệm chính trong thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư thuộc về chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đã có tình trạng một số quận, huyện chính quyền đã ngại khó, buông xuôi, né tránh trong giải quyết triệt để các vướng mắc khi giải phóng mặt bằng, nhất là liên quan đến di dời mồ mả, nghĩa trang.
Tại quận Băc Từ Liêm, vì thành phố chưa có kế hoạch di dời nghĩa trang Xuân Đỉnh nên chủ đầu tư Khu đô thị Ciputra phải xây tường cao để tách biệt hẳn khu nghĩa trang với khu đô thị. Tuy nhiên, bức tường cao 6m tại đây cũng không làm cư dân “nhà giàu” bớt khó chịu khi hằng ngày cứ mở cửa là nhìn ra khu nghĩa trang. Anh Đình Hòa, sống tại tòa G, Ciputra cho biết: “Bỏ ra hơn 5 tỷ đồng để sống trong khu dành cho người giàu, nhưng không ngờ lại làm hàng xóm của người chết. Không biết chúng tôi phải sống chung với người chết đến bao giờ?”.
Trao đổi Tiền Phong, ông Đỗ Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Việc di dời nghĩa trang rất tốn kém và khó khăn vì liên quan đến quan niệm của người dân về vấn đề tâm linh. Hiện chúng tôi chỉ phối hợp với chủ đầu tư để chỉnh trang, đảm bảo bộ mặt cũng như dịch vụ tại nghĩa trang cho tốt”.
Còn ông Nghiêm Văn Bang, Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD), chủ đầu tư Khu đô thị Việt Hưng cho biết: “Việc giải phóng 2 nghĩa trang trong Khu đô thị Việt Hưng mất gần 10 năm chưa xong. Có những khu mộ thuộc dòng tộc, việc di dời phải có sự thống nhất của các thành viên. Khi họ chưa thống nhất, mình chưa thể di dời. Thậm chí, những gia đình có tiền, đang ăn nên làm ra nên họ nhất định không chịu chuyển phần mộ gia đình vì sợ ảnh hưởng đến làm ăn”.
Ông Bang cho biết thêm, nghĩa trang Yên Phúc (Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông) gây ảnh hưởng không nhỏ đến cư dân trong khu đô thị. “Ở nước ngoài, nhiều chung cư cao cấp vẫn xen kẽ trong khu nghĩa trang.
Tuy nhiên, nghĩa trang nước ngoài được xây dựng đẹp như công viên. Chúng tôi đề nghị thành phố nên có phương án trồng cây xanh, xây tường bao quanh nghĩa trang để người dân cảm thấy yên tâm hơn”, ông Bang nói.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hàng loạt các khu đô thị, dự án nhà ở lớn đang vướng phải nghĩa trang chưa di dời được như: Khu đô thị Nam Thăng Long, Việt Hưng, Pháp Vân – Tứ Hiệp, Văn Quán – Yên Phúc, Mỗ Lao…
0 comments:
Post a Comment